Ngoại giao Nhà Tống

Triều Tống thường xuyên có ngoại địch, tính trọng yếu của ngoại giao ngày càng gia tăng. Đối với các đối tượng ngoại giao khác nhau, triều Tống lại có cách đối đãi khác biệt, đồng thời tiến hành chuyên môn hóa. Liêu và Kim đều cấu thành mối uy hiếp cực lớn đối với triều Tống, sự vụ ngoại giao với hai triều đại này chủ yếu do Lễ viện của Xu mật viện phụ tráchBản mẫu:备注, bao gồm văn thư qua lại, phái khiển và tiếp đãi sứ tiết. Năm Nguyên Phong thứ 1 (1078), Xu mật viện lập riêng Bắc diện phòng, quản lý quốc tín với phương bắc, Nam Tống kế tục. Ngoài ra, triều Tống còn lập riêng 'quốc tín sở' chủ quản quốc tín qua lại, là cơ cấu phụ trách cụ thể sự vụ qua lại với Liêu và Kim. Với các quốc gia Tây Hạ, Cao Ly, An Nam, do triều Tống nhìn nhận họ là nước phiên thuộc, do vậy văn thư và lễ vật ngoại giao phát ra đều gọi là "chế chiếu" hoặc "tứ", công nhận về ngoại giao với các quốc gia này được gọi là "sách phong". Tại kinh thành, triều Tống thiết lập nhiều quán dịch tiếp đãi ngoại giao, là nơi tiếp đãi các sứ tiết quốc gia. Sứ tiết Liêu tại Đô Đình dịch, sứ tiết Tây Hạ tại Đô Đình Tây dịch, sứ tiết Cao Ly tại Đồng Văn quán, sứ tiết Hồi CốtVu Điền tại Lễ Tân viện, sứ tiết các quốc gia Tam Phật Tề, Chân Lạp, Đại Lý, Đại Thực tại Chiêm Vân quán hoặc Hoài Viễn dịch.[tham 5]

Triều Tống thi hành thể chế triều cống, tuy nhiên đặt trọng tâm vào lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế, đó là "lai tắc bất cự, khứ tắc bất truy".Bản mẫu:备注 Chế độ triều cống của triều Tống hoàn thiện và phát triển, biểu hiện tại cơ cấu quản lý khá cố định, rõ ràng về quy định thời gian triều cống, chứng minh chính xác là cống sứ, chế độ hóa việc ban lại. Thời kỳ Nam Tống, còn đưa mậu dịch hải ngoại làm một nguồn ngân quỹ thu nhập tài chính của triều đình, đối với vật phẩm triểm cống không thu nhận toàn bộ mà chỉ tiếp nhận một bộ phận nhỏ trong đó, số còn lại dựa theo quy tắc mậu dịch để mua bán. Giảm thiểu cống vật vốn được miễn thuế, nghĩa là thuế thu gia tăng, điều này không chỉ có lợi cho qua lại ngoại giao, mà còn đem lại cho triều đình lợi ích thiết thực, về ngoại giao và kinh tế đều có lợi.

Những nhà ngoại giao có tiếng thời Tống có Phú Bật, Thẩm QuátHồng Hạo. Phú Bật trên phương diện ngoại giao nhiều lần lập công trước đại quân Liêu đến sát biên giới. Ông sử dụng lý lẽ để thắng Liêu sứ kiêu ngạo, buộc sứ giả của Liêu phải hành lễ tham bái, sau còn hai lần đi sứ sang Liêu, thắng trước yêu cầu cắt đất của Liêu. Phú Bật phân tích quan hệ ba bên Tống-Liêu-Tây Hạ, nhận định nguyên nhân Liêu và Tây Hạ cường thịnh là do đoạt được tài nguyên và nhân lực của Trung Quốc[chú thích 6], đồng thời lại hiệp trợ triều đình chia rẽ đồng minh Liêu-Hạ, khiến thế chân vạc Tống-Liêu-Hạ dần ổn định. Thẩm Quát với thân phận Hàn lâm thị độc học sĩ từng đi sứ sang Liêu để giao thiệp về sự việc phân định biên giới, sau khi vạch xong thì về Tống. Trên đường đi sứ sang Liêu, ông ghi chép lại địa hình cùng phong tục nhân tình của quốc gia này để hoàn thành "Sứ lỗ đồ sao", trình cho triều đình. Hồng Hạo đi sứ sang Kim trong lúc Nam Tống nguy nan, bị cầm tù trong 15 năm, song không chịu đầu hàng Kim. Hồng Hạo từng nhiều lần phái người bí mật truyền tin tức cho Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông tại Ngũ Quốc thành và Tống Cao Tông tại Lâm An. Sau khi về Nam Tống, Tống Cao Tông nói rằng "dù Tô Vũ cũng không vượt được"[tham 60]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà Tống http://www.confucianism.com.cn/html/wenxue/1348450... http://www.cenet.org.cn/cn/CEAC/2005in/jjs008.doc http://www.art-and-archaeology.com/timelines/china... http://books.google.com/books?id=BxH0PqdGTVUC&pg=R... http://www.lunwentianxia.com/product.free.4452120.... http://www.xabusiness.com/china-resources/song-lia... http://www.artsmia.org/art-of-asia/history/dynasty... http://www.bcps.org/offices/lis/models/chinahist/s... http://www.chinaheritagequarterly.org/features.php... //dx.doi.org/10.1163%2F156852001753731033